Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt đầy đủ, chi tiết từ A – Z

Thùng Nhựa Như Phương nuoi-ca-nuoc-ngot Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt đầy đủ, chi tiết từ A - Z Thông tin

Những năm gần đây, nuôi cá nước ngọt đang trở thành hướng phát triển đầy tiềm năng và quan trọng trong ngành nông nghiệp. Mô hình này không đòi hỏi vốn nhiều, có thể nuôi và thu hoạch quanh năm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chính vì thế, nuôi cá nước ngọt được nhiều người lựa chọn để làm mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để tỉ lệ rủi ro giảm xuống mức thấp nhất, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, hiệu quả từ mô hình này, 3A giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi cá nước ngọt thương phẩm chi tiết, đầy đủ.

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

Điều kiện môi trường nuôi cá nước ngọt

Các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, môi trường trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nuôi cá nước ngọt. Trước khi nuôi, bà con cần nắm được những yêu cầu sinh thái trong ao nuôi như sau:

-Nhiệt độ: đa số các giống cá nước ngọt phát triển thuận lợi ở nhiệt độ nước từ 20 – 30 độ C.

-Độ pH: 6,5 – 8,5

-Hàm lượng oxy hòa tan: > = 4mg/ lít. Có nghĩa trong 1 lít nước ao, cần tối thiểu 4mg oxy hòa tan cho cá sống.

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt đầy đủ, chi tiết

Áp dụng những kỹ thuật nuôi và chăm sóc tiến bộ nhất sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, tăng tỉ lệ thành công mà vẫn tiết kiệm tối đa công sức, chi phí.

Chuẩn bị ao nuôi

Vị trí: không nuôi cá gần nguồn nước bị ô nhiễm, cạnh đường, ồn ào. Ao nuôi thuận tiện cho việc vận chuyển giống, thức ăn và xuất bán. Có vị trí cấp – thoát nước linh hoạt, chủ động.

Diện tích ao nuôi cá không quá rộng mà cũng không quá hẹp. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, có thể đào ao rộng từ 1.000 – 10.000m2. Trường hợp đất rộng rãi, nên ngăn chia thành nhiều ao canh nhau, có bờ kè chắc chắn. Diện tích trung bình khoảng từ 2.000 – 5.000m2 là hợp lý.

Độ sâu của ao: 2m trở lên là hợp lý

Kiểu ao: nên bố trí ao nuôi cá nước ngọt hình chữ nhật, hướng Đông Tây để nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất.

Đáy ao bằng phẳng, hơi nghiêng khoảng 3 – 5 độ về phía cống thoát nước.

Bờ ao phải cao cách mặt nước ít nhất 50cm phòng trừ trường hợp mưa to, nước dâng cao.

Kỹ thuật nuôi cá

Xử lý ao trước khi nuôi cá theo các bước sau:
-Tháo cạn nước, bắt toàn bộ tôm, tép, cá tạp có trong ao.

-Phát quang xung quanh bờ, gia cố chắc chắn, chú ý đặc biệt những lỗ cua, lỗ rắn, lỗ chuột để bịt kín lại.

– Vét bùn và dọn dẹp đáy ao nuôi cá sạch sẽ. Lớp bùn còn lại ở đáy ao ở khoảng 15 – 25cm.

-Dùng vôi khử trùng đáy ao, liều lượng 7 – 10kg vôi/100m2 đáy ao. Với ao nuôi lâu năm, bị chua, có thể tăng 10 – 15kg vôi/m2.

-Sau khi bón vôi, tiến hành phơi đáy 3 ngày đến 1 tuần để tiêu diệt sinh vật thủy sinh và ấu trùng.

-Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục để bón lót cho đáy ao. Liều lượng gồm: 30 – 50kg phân chuồng/100m2. Hoặc cũng có thể dùng phân xanh 50 – 60kg/ 100m2. Bổ sung thêm phân vô cơ 2 – 3kg/100m2.

– Sau đó, cho nước vào ao nuôi.

Chọn giống

Các loại cá nước ngọt dễ nuôi, năng suất cao phù hợp với mô hình nuôi thâm canh như: Cá chép, trắm đen, trắm trắng, cá chép giòn, cá mè trắng, cá trôi, cá trê, cá rô phi, cá diêu hồng, cá tra…

Căn cứ vào đặc điểm sinh học của loài và nhu cầu nuôi thả, bà con lựa chọn giống nuôi phù hợp. Có thể nuôi riêng lẻ từng loại hoặc nuôi ghép giống với nhau. Nhưng phải phù hợp với điều kiện ao nuôi.

Ao nuôi có diện tích rộng thường có xu hướng nuôi trắm cỏ, trắm đen, cá chép giòn. Nếu trong ao nuôi nhiều mùn, bà con có thể xem xét các giống cá rô phi, cá trôi làm đối tượng chính. Bên cạnh đó, thả thêm một số loại cá khác.

Mật độ thả cá

Thời điểm thả giống thích hợp là vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân thả giống để cuối năm thu hoạch. Còn vụ thu thả giống để được thu hoạch vào năm sau, khoảng tháng 3- tháng 4.

 

Nếu bà con áp dụng hình thức đánh tỉa thả bù thì sau khi thu hoạch các con đạt tiêu chuẩn, tiếp tục thả giống nuôi với số lượng tương đương.

Mật độ nuôi cá nước ngọt thích hợp sẽ phụ thuộc vào diện tích và thành phần loài. Các nhà khoa học khuyến cáo bà con nên duy trì mật độ thả cá như sau:

-Nuôi cá mè trắng là đối tượng chính: 1,3 – 1,4 con/m2.

-Nuôi cá trắm cỏ là đối tượng chính: 0,8 con/m2.

-Nuôi cá trôi là đối tượng chính: 1,4 con/m2.

-Ao nuôi cá rô phi là đối tượng chính; 0,4 con/m2.

-Ao nuôi cá tra nuôi đơn: 4 – 5 con/m2.

Việc nuôi thả ghép với các giống cá khác sẽ được tính toán dựa trên cơ sở thức ăn cung cấp. Cụ thể như sau:

  • Mè trắng (60%)
  • Trắm cỏ (50%)
  • Cá trôi (65%)
  • Cá rô phi (45%)
  • Trôi 25%
  • Mè trắng 20%
  • Mrigan 20%
  • Mè trắng 20%
  • Mè hoa 7%
  • Trôi 18%

    Mè trắng 10%

  • Trôi 20%
  • Cá chép 5%
  • Rô phi 6%
  • Cá chép 4%
  • Cá chép 6%
  • Trắm cỏ 3%
  • Cá chép 4%
  • Mè hoa 1%
  • Mè hoa 5%
  • Trắm cỏ 3%
  • Trắm cỏ 4%
  • Mè hoa 2%

Chế biến thức ăn nuôi cá nước ngọt
Thức ăn nuôi cá nước ngọt
Các loại thức ăn dùng để nuôi cá nước ngọt chủ yếu là: bột và bã của các loại củ, hạt; rau xanh, cỏ voi, thân cây chuối; ốc, hến, cua, sò, nhộng tằm tươi, cá tạp, giun quế, bột máu, bột xương, bột vỏ sò…

Cách chế biến thức ăn nuôi cá
Các nguyên liệu dạng tinh bột cung cấp năng lượng chủ yếu đem nghiền mịn, phối trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định sau đó ép dạng cám viên nổi chuyên nuôi cá.

Cám viên nhẹ, tử nổi trên mặt nước trong thời gian dài giúp cá dễ ăn, kích thích chúng ăn hết, tránh dư thừa, lãng phí. Tối ưu hơn so với dạng cám viên thông thường bán ngoài thị trường.

Các thành phần dinh dưỡng trong viên cám đã được cân bằng, cung cấp đầy đủ năng lượng để duy trì và tăng trưởng nhanh. Chính vì thế, ép cám viên tại nhà nuôi cá là hướng nuôi trồng an toàn sinh học bền vững được khuyến khích áp dụng.

cám nổi nuôi cá

Với mô hình nuôi thâm canh quy mô lớn, phương pháp tự chế biến thức ăn cho cá giúp tiết kiệm chi phí. Đảm bảo an toàn, tăng khả năng phòng dịch bệnh. Một số thiết bị hỗ trợ cần thiết khi làm thức ăn nuôi cá tại nhà như:

-Máy băm nghiền đa năng 3A: sử dụng để băm thân chuối, rau cỏ; nghiền bột ngô, hạt ngũ cốc; nghiền nhuyễn cua, sò, ốc, hến, cá tạp, giun quế…

– Máy trộn thức ăn 3A: Các nguyên liệu sau khi nghiền nhuyễn có thể trộn bằng tay. Nhưng nếu số lượng quá lớn, người nuôi cần đến sự hỗ trợ của máy để tăng tính đồng đều về chất lượng giảm thời gian chuẩn bị.

– Máy ép cám viên nổi thủy sản 3A: Bà con có thể ép cả cám viên nổi và cám viên thường. Nhưng khi nuôi cá, nên sử dụng tính năng ép nổi. Ví dụ, dòng máy ép cám dạng viên 3A7,5kW sử dụng nguồn điện 3 pha 380V có thể làm việc với năng suất đạt 50- 120kg/ giờ.

máy ép cám nổi cho cá

Cho cá ăn cám viên nổi tự ép với lượng thức ăn mỗi ngày khoảng 3 – 5% tổng khối lượng của cả đàn cá.

Với ao nuôi cá trắm cỏ làm giống chính, ngoài cám viên nổi, bà con phải bổ sung thêm rau cỏ băm nhỏ bằng 30 – 40% tổng khối lượng đàn trong ao nuôi.

Nguyên tắc cho cá nước ngọt ăn:

– Định chất lượng thức ăn: Nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá có chất lượng ổn định, an toàn. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng đều đặn và khả năng kháng bệnh của đàn cá.

-Định số lượng thức ăn: Số lượng thức ăn hàng ngày tăng dần theo khối lượng của đàn cá, tính bằng % so với tổng trọng lượng đàn. Tiến hành giảm hoặc thêm thức ăn phù hợp cho đàn.

-Định thời gian cho ăn: Thường cho cá ăn 2 lần, vào sáng sớm và chiều mát. Thân chuối, rau cỏ cho ăn 1 lần vào buổi chiều.

-Định địa điểm cho ăn: Có thể chọn một hoặc một vài vị trí cố định cho cá ăn hàng ngày.

Các loại cá nước ngọt dễ nuôi

Lưu ý khi tự chế biến thức ăn nuôi cá

-Các nguyên liệu khó tiêu và chưa thành phần độc tố như khô dầu, đậu tương nên xử lý nhiệt trước khi chế biến. Có thể là rang, luộc, hấp…

-Người nuôi có thể phối trộn thêm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, men vi sinh, vitamin… để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho cá.

Chăm sóc đàn cá theo tiêu chuẩn kỹ thuật, ít bệnh, hiệu quả cao

Kiểm tra độ lớn của cá định kỳ để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh lãng phí, dư thừa hoặc thiếu.

Chênh lệch nhiệt độ nước giữa ngày và đêm quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đàn cá. Vì thế, người nuôi phải chuẩn bị sẵn nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế rượu.

Mật độ nuôi cá nước ngọt

Sử dụng dụng cụ này đo nhiệt độ nước ở độ sâu 30 – 40cm so với mặt nước. Nếu nhiệt độ quá thấp, phải có phương án phòng rét. Có thể dùng ống dẫn khí nóng hoặc nước nóng vào ao để bớt lạnh. Mùa hè, nhiệt độ quá cao thì phải dâng mực nước. Tốt nhất, mùa hè nên đo 2 lần/ngày.

Nuôi cá nước ngọt quy mô thâm canh, mật độ cao, diện tích rộng lớn, bà con phải lắp đặt máy quạt nước. Thiết bị có tác dụng tăng cường sự khuếch tán của oxy, giúp loại bỏ khí độc trong môi trường nước.

Nuôi cá nước ngọt cần phải có phương án quản lý ao nuôi chặt chẽ. Chỉ nên để tảo, bèo trong nước ở mức độ vừa phải, đảm bảo ánh sáng có thể chiếu xuống các tầng nước phía dưới.

Các chất hữu cơ phân hủy và lắng đóng có nguy cơ làm nước bị chua hóa. Bà con cần khắc phục bằng cách vét bùn, dọn dẹp tảo nở hoa, bón vôi trung hòa nước.

Kỹ thuật nuôi ghép cá nước ngọt

Thay nước trong ao nuôi cá định kỳ 2 – 3 tuần/ lần. Mỗi lần thay nước, bà con chỉ thay 1/3 hoặc ½ mực nước trong ao. Nếu như ao nuôi nhiễm độc bất ngờ, phải kịp thời thay toàn bộ nước ao.

Việc chăm sóc và quản lý ao nuôi còn phải đảm bảo cá tính an ninh, an toàn, tránh thất thoát.

Thu hoạch cá nước ngọt

Thời gian nuôi của mỗi giống cá nước ngọt là không giống nhau. Tuy nhiên, thường một vụ sẽ kéo dài từ 8 – 9 tháng, lúc này cá đạt ở cỡ nhỡ.

Nuôi trong ao có diện tích rộng lớn, người nuôi nên áp dụng biện pháp đánh tỉa, thả bù cách 2 – 3 tháng/ lần. Thu hoạch vào thời điểm cận lễ tết sẽ giúp tăng giá trị thương phẩm.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi cá nước ngọt thương phẩm. Hi vọng chia sẻ của 3A sẽ giúp bà con trang bị thêm kiến thức cần thiết để bắt đầu phát triển mô hình tiềm năng này.

Gọi 08.2985.8529 (zalo)